Mục lục
Được học tập, sinh sống tại một quốc gia phát triển và có thể ở lại định cư là điều mà nhiều du học sinh Nhật Bản đang tìm kiếm. Tuy nhiên, cuộc sống của du học sinh tại Nhật có “màu hồng” như nhiều người vẫn nghĩ? Taiminhedu sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, toàn vẹn nhất về du học sinh Nhật ở bài viết sau đây nhé.
Du học sinh Nhật Bản là gì?
Du học sinh Nhật Bản là các bạn trẻ vừa tốt nghiệp THPT, Cao đẳng hoặc Đại học ở Việt Nam, có nhu cầu sang Nhật để học tập, bổ sung thêm kiến thức trong môi trường giáo dục hiện đại mà trong nước chưa có.
Chất lượng giáo dục của Nhật thiên về trải nghiệm, thực hành nên du học sinh cũng có thêm cơ hội phát triển tư duy, sáng kiến và có thể áp dụng ngay khi mới đi làm. Du học Nhật Bản được xem là cánh cửa tương lai rộng mở giúp du học sinh có thêm trải nghiệm, bằng cấp khi trở về nước.
Điều kiện để trở thành du học sinh Nhật, cơ bản cần có:
- Trình độ học vấn tối thiểu là tốt nghiệp THPT
- Hồ sơ chứng minh tài chính
- Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho tương lai
- Trình độ tiếng Nhật ở mức có thể giao tiếp được.
Đôi nét thú vị về cuộc sống du học sinh Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa đầy màu sắc, khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời và những con người tốt bụng. Vậy du học sinh du học Nhật Bản sẽ sống trong một môi trường như thế nào?
Sống trong quốc gia an toàn
Đất nước Nhật được biết đến là một quốc gia rất an toàn bởi ít xảy ra cướp giật hay các tệ nạn xã hội. Luật pháp ở quốc gia này được thực thi khá nghiêm túc, do đó các tệ nạn cũng rất ít xảy ra.
Mọi người ở Nhật đều chấp hành tốt mọi quy định, luật lệ, vì thế, khi bước chân ra đường, bạn sẽ cảm thấy an toàn. Đặc biệt, chính phủ cũng dành sự quan tâm cho du học sinh Nhật Bản và có những điều lệ riêng để đảm bảo an toàn nhất cho học sinh quốc tế đang theo học tại quốc gia này.
Học tập tại môi trường văn minh top đầu
Nói về sự tử tế và văn minh thì Nhật Bản là quốc gia luôn nằm trong top đầu. Người Nhật được đánh giá cao bởi những đức tính tốt đẹp như tiết kiệm, cần cù, chân thật.
Khi tới đây, bạn sẽ được nhiệt tình giúp đỡ khi khó khăn, nếu chẳng may lạc tàu sẽ được chỉ dẫn tận tình. Điều này giúp cho cuộc sống du học sinh Nhật Bản trở nên ấm áp, yêu thương hơn.
Du học sinh cũng sẽ học được các đức tính, lối sống tự lập của những con người ở đây. Từ đó dễ dàng trưởng thành và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Sống cuộc sống hiện đại, tiện nghi
Du học sinh Nhật Bản được sống tại một quốc gia phát triển bậc nhất. Bạn có thể tìm thấy nhiều hoạt động, dịch vụ không có ở Việt Nam, nhờ đó cuộc sống cũng trở nên tiện nghi, hiện đại, đầy đủ hơn.
Nhiều học bổng và quỹ hỗ trợ học bổng
Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản cũng có nhiều học bổng và quỹ hỗ trợ học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Các gói học bổng có khi hỗ trợ 100% chi phí chỗ ở, sinh hoạt cho du học sinh Nhật Bản.
Mặc dù các học bổng đều đòi hỏi du học sinh Nhật phải cam kết về kết quả học tập, làm việc đủ thời gian. Tuy nhiên, mức học bổng họ nhận được hoàn toàn xứng đáng.
>> Xem thêm: Học bổng Nhật Bản – Top học bổng du học Nhật Bản đừng nên bỏ lỡ
Một số khó khăn mà du học sinh Nhật Bản thường gặp phải
Song song với những điều kiện thuận lợi về cuộc sống thú vị tại Nhật thì du học sinh cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo kinh nghiệm du học sinh Nhật Bản thì bạn sẽ gặp các cản trở sau đây:
Khác biệt văn hóa, ngôn ngữ
Đầu tiên, chính là rào cản về ngôn ngữ và văn hóa. Tại Nhật, bạn bắt buộc phải dùng được tiếng Nhật mà ngôn ngữ này thì không dễ học. Vì thế, dù bạn có chuyên môn về tiếng Nhật thì vẫn sẽ gặp bỡ ngỡ khi giao tiếp trong môi trường mới.
Bên cạnh đó, văn hóa Nhật và văn hóa Việt có sự khác biệt. Người Nhật cực kỳ coi trọng lễ nghi, kỹ tính và luôn cẩn trọng trong giao tiếp. Du học sinh Nhật Bản “nhập gia tùy tục”, vì thế, cần tìm hiểu kỹ về các quy tắc văn hóa ở đây để tránh bị “sốc”.
Rào cản về tài chính
Tài chính là một vấn đề nhạy cảm nhưng cực kỳ quan trọng để có thể du học Nhật thuận lợi. Thực tế thì chi phí du học Nhật Bản không hề rẻ, ngoài học phí thì còn các khoản phí thuê nhà, phí ăn uống, sinh hoạt cũng rất đắt đỏ.
Nhiều du học sinh Nhật Bản đã phải bỏ học giữa chừng chỉ vì không đủ tài chính. Nhiều du học sinh lại lựa chọn hình thức vừa học vừa làm để bù đắp chi phí. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập. Do đó, bạn cần có kế hoạch tài chính cụ thể để việc học không bị gián đoạn.
Thiếu sự tự lập
Việc sống tự lập ở một quốc gia xa lạ là một điều không dễ dàng với các du học sinh. Bạn sẽ phải tự làm việc nhà, chăm lo sức khỏe, tự ăn uống, chi tiêu cũng như quản lý thời gian làm việc học tập.
Nếu bạn chưa có kỹ năng tự lập trước đó thì bước chân tới Nhật bạn sẽ mất một thời gian đầu để thích nghi. Và tất nhiên, trải nghiệm cuộc sống thực tế sẽ khác biệt với những gì bạn đã được nghe.
Không đáp ứng về năng lực học tập
Nhiều người cho rằng việc du học Nhật Bản là giải pháp khi không đỗ cao đẳng, đại học trong nước. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ đâu, nếu năng lực học tập của bạn không đáp ứng được và bạn không nỗ lực chăm chỉ thì rất dễ không theo kịp chương trình ở đây.
Vì vậy để có thể du học Nhật thì hãy chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng và các kỹ năng để có thể gia nhập môi trường giáo dục hàng đầu thế giới.
Quyền lợi và nghĩa vụ của du học sinh Nhật Bản
Như bạn thấy đấy, du học Nhật Bản không phải là con đường trải đầy hoa hồng. Để cuộc sống du học trở nên dễ dàng hơn thì ngoài kiến thức, kỹ năng bạn cần trang bị thêm cho mình những thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ khi sinh sống, học tập tại đây.
Quyền lợi của du học sinh
- Du học sinh Nhật Bản được làm thêm tối đa 28h/tuần (trong kỳ học) và tối đa 40h/tuần (trong các kỳ nghỉ Xuân Hạ Thu Đông).
- Được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi của người nước ngoài sinh sống hợp pháp tại nước Nhật.
- Được tham gia bảo hiểm quốc dân, miễn tới 70% tiền khám chữa bệnh.
Nghĩa vụ của du học sinh
- Thực hiện đúng tư cách của du học sinh Nhật Bản.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật ở Nhật.
- Tham gia bảo hiểm sức khỏe và đóng tiền phí bảo hiểm đầy đủ, đúng thời hạn.
- Đóng tiền thuế đầy đủ khi có thuế thu nhập khấu trừ từ tiền lương làm thêm.
>> Gợi ý bài viết: Tổng quan về chi phí du học Nhật Bản 2022-2023
Những chính sách cho du học sinh Nhật Bản cần biết
Từ năm 2018, chính phủ Nhật đã có chính sách thắt chặt xét duyệt COE và visa du học Nhật đối với du học sinh đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, Sri Lanka và Myanmar. Để du học Nhật Bản thuận lợi, bạn cần lưu ý một số thay đổi sau:
Đối tượng du học Nhật Bản
Là du học sinh quốc tế, đã hoàn thành tốt nghiệp THPT hệ chính quy ở Việt Nam. Độ tuổi trở thành du học sinh Nhật Bản trung bình từ 18 – 30 tuổi. (Nhật không có quy định về độ tuổi nhưng từ 18 tuổi trở đi thì tỷ lệ visa thành công cao hơn).
Điều kiện về hồ sơ du học
- Đã tốt nghiệp THPT ở Việt Nam
- Điểm GPA THPT trên 6.5, số buổi nghỉ học không quá 10 buổi
- Xếp loại hạnh kiểm Khá Tốt
- Tiếng Nhật: tối thiểu từ N5 trở lên
- Không có tiền án tiền sự, không thuộc diện bị Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấm xuất cảnh
- Chứng chỉ tiếng Nhật
- Giấy xác nhận có học tiếng Nhật từ các trung tâm đào tạo chính quy (có giấy phép kinh doanh hợp pháp)
- Giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp THPT
Yêu cầu dành cho người bảo lãnh
- Phải trả được các chi phí cho du học sinh Nhật Bản trong suốt quá trình học tập ở trường.
- Có số ngân hàng thời hạn tối thiểu 1 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ và có số dư ít nhất 600 triệu đồng.
Những quy định của pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh
Có thể thấy rằng, số lượng du học sinh Việt nam đến Nhật đã tăng lên gấp nhiều lần so với những năm trước đây. Đứng trước thực trạng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng đông như vậy, chính phủ Nhật đã có nhiều quy định mới dành cho du học sinh. Cụ thể như sau:
– Quy định về nhập cảnh
- Đã tốt nghiệp THPT ở Việt Nam
- Hộ chiếu vẫn còn hiệu lực
- Đạt được trình độ tiếng Nhật ở mức cơ bản
- Có bằng chứng chứng minh vấn đề tài chính khi du học
Quy định về chứng nhận cư trú hợp pháp
Theo quy định, từ 7/9/2012 thì mỗi công dân quốc tế cư trú tại Nhật từ 3 tháng trở lên đều được cấp thẻ lưu trú. Dù đi bất cứ đâu thì bạn đều phải mang theo thẻ này, nếu không khi bị phát hiện có thể nộp phạt tới 2 triệu yên.
Loại thẻ này giúp bạn thuận lợi khi ký hợp đồng điện thoại, thuê nhà hay mở thẻ ngân hàng.
Quy định cho du học sinh thuê nhà
Du học sinh Nhật Bản muốn thuê nhà thì hãy tìm đến công ty bất động sản để ký hợp đồng. Vì chủ nhà muốn cho thuê nhà sẽ thông qua các công ty môi giới này. Điều này cũng sẽ đảm bảo không lo chủ nhà lấy lại nhà khi trong thời hạn thuê.
Quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản
- Du học sinh chỉ được phép làm thêm khi hoàn thành ít nhất 760 tiết học trong 35 tuần. Trong đó mỗi tiết học phải kéo dài 45 phút.
- Du học sinh Nhật Bản được làm thêm 28h/tuần.
- Trong các kỳ nghỉ của trường thì du học Nhật Bản được làm thêm full thời gian.
- Việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản không được liên quan đến các cơ sở, công ty thuộc ngành công nghiệp giải trí người lớn, kể cả quét dọn, rửa bát ở đây.
- Du học sinh phải có nghĩa vụ đóng thuế làm thêm đầy đủ (nếu có).
Quy định về thăm thân
- Du học sinh Nhật Bản muốn mời người thân qua chơi, phải xin visa đoàn tụ gia đình.
- Khi tới Nhật, người thân của du học sinh được cư trú ở Nhật từ 1 – 2 năm.
Lưu ý: Nếu xin visa diện cư trú ngắn hạn mà về sau muốn ở lại lâu dài thì sẽ rất khó chuyển sang dạng visa đoàn tụ.
“Bỏ túi” kinh nghiệm du học sinh Nhật Bản cần chuẩn bị khi du học
Để chuẩn bị cho cuộc sống học tập bên Nhật, Tài Minh sẽ tổng hợp một số điều cần chú ý khi bạn đặt chân sang xứ sở hoa anh đào:
- Nên tìm hiểu trước về văn hóa, tập quán của nước Nhật để bạn có thể chủ động hơn khi đến Nhật, như: văn hóa xếp hàng nơi công cộng, trà đạo, cúi đầu khi nói chào hoặc cảm ơn, văn hóa đọc sách, văn hóa trật tự nơi công cộng.
- Du học sinh Nhật Bản nên nghiêm túc học tập tiếng Nhật để có thể giao tiếp tốt và tăng cơ hội tìm được công việc ưng ý.
- Nên tìm hiểu, nắm rõ thông tin, quyền lợi về các chương trình học bổng giúp bạn có thể săn được những học bổng có giá trị khi du học Nhật.
- Tìm hiểu kỹ về chỗ ở, bạn có thể ở ký túc xá để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu muốn thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày thì có thể cân nhắc thuê nhà trọ.
- Tìm hiểu về các trung tâm y tế phù hợp gần nơi bạn sống và mua một chiếc thẻ bảo hiểm cho riêng mình. Điều này giúp bạn chủ động hơn khi bị đau ốm hay cần khám sức khỏe ở đây.
- Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các trung tâm du học và Nhật ở ngữ Việt Nam về hỗ trợ tìm chỗ ở, tư vấn tài chính, đăng ký khóa học hay tìm chỗ làm.
- Nên thiết lập các mối quan hệ với cộng đồng sinh viên quốc tế, hội du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản để mở rộng mối quan hệ, đồng thời có thể hỗ trợ bạn khi cần thiết.
>> Đọc thêm: Tiết lộ bí kíp săn học bổng du học Nhật thành công 99,99%
Du học sinh Nhật Bản và một số câu hỏi liên quan
Du học sinh Nhật được làm thêm bao nhiêu giờ?
- Đối với du học sinh tại các trường Nhật ngữ, cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp: được làm thêm tối đa 28h/tuần.
- Đối với du học sinh có visa nghiên cứu sinh, sinh viên dự thính: có thể làm thêm 14h/tuần.
- Vào các kỳ nghỉ của du học sinh Nhật Bản thì được phép làm thêm toàn thời gian.
Du học sinh Nhật có mấy kỳ nghỉ?
Du học sinh Nhật Bản có 4 kỳ nghỉ chính:
- Kỳ nghỉ hè: kéo dài từ giữa tháng 7 đến hết tháng 8
- Kỳ nghỉ đông: kéo dài từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 1
- Kỳ nghỉ xuân: kéo dài từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3
Ngoài ra, du học sinh còn được nghỉ lễ khác theo quy định của pháp luật Nhật Bản, khoảng 16 ngày/năm.
Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là bao nhiêu?
Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản khá đông và chỉ đứng sau Trung Quốc. Theo thống kê năm 2022 thì có khoảng 37.045 người Việt đang học tập tại đất nước này (Trung Quốc có khoảng 104.000 người).
Kết luận
Trên đây là những thông tin về cuộc sống của du học sinh Nhật Bản. Hi vọng rằng, thông qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị kỹ hơn cho quá trình du học Nhật. Đừng quên liên hệ với Taiminhedu để được hỗ trợ về visa du học, vé máy bay, học bổng, hồ sơ du học Nhật sắp tới của bạn nhé.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẾN TỪ DU HỌC TÀI MINH