Lời khuyên cho sinh viên để tránh lừa đảo khi đi du học Mỹ

tranh-lua-dao-khi-du-hoc-my

Bạn là sinh viên quốc tế và bạn sắp đi du học Mỹ, đất nước với rất nhiều thứ đáng mơ ước. Tuy nhiên, dù là Mỹ hay bất cứ quốc gia nào, nếu bạn là “người mới” thì hãy cẩn trọng để không bị rơi vào bẫy của của những kẻ lừa đảo, muốn chiếm đoạt tiền của bạn.

Nào, hãy xem đó là những trò lừa đảo nào và cách để bạn phòng tránh chúng như thế nào nhé.

danh-cap-thong-tin-sinh-vien-di-du-hoc-my
Có rất nhiều hình thức lừa đảo, đánh cắp thông tin khi đi du học Mỹ.

Ai là đối tượng dễ bị lừa đảo khi đi du học Mỹ

Theo Adria L. Baker, phó giám đốc phụ trách giáo dục quốc tế và giám đốc điều hành của Văn phòng Sinh viên Quốc tế và Học giả tại Đại học Rice ở Texas thì các trò lừa đảo thường nhắm vào sinh viên quốc tế đại học và sau đại học. Đặc biệt các đối tượng bị lừa đảo nhiều nhất chính là sinh viên năm nhất mới đi du học Mỹ.

Hình thức lừa đảo thường liên quan đến vấn đề nhập cư, nhà ở và thuế. Những kẻ lừa đảo mạo danh nhân viên chính phủ qua điện thoại, đe dọa sinh viên sẽ mất tư cách nhập cư nếu họ không hành động và yêu cầu sinh viên mua thẻ quà tặng hoặc gửi tiền qua chuyển khoản ngân hàng.

Đọc thêm Quy trình và thủ tục xin Visa du học Mỹ mới nhất 2022

Lời khuyên dành cho sinh viên khi đi du học Mỹ

email-canh-bao-lua-dao-danh-cho-sinh-vien-du-hoc-My
Các trường học vẫn thường gửi email cảnh báo tới cho sinh viên.

Nắm rõ các trò gian lận, lừa đảo phổ biến

Trước khi đi du học Mỹ, bạn nên tìm hiểu chút về văn hóa, con người ở địa điểm bạn sẽ đến và các những hành vi lừa đảo thường xảy ra.

Thông thường, kẻ lừa đảo sẽ mạo dành các quan chức chính phủ như: Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ hoặc Sở Thuế vụ, hoặc tự xưng là cảnh sát hoặc viên chức đại học. Chúng nhắm tới các đối tượng lần đầu nhập học, tâm lý còn non nớt, sợ hãi.

Các hình thức chủ yếu:

  • Lừa đảo học bổng: cam kết giúp học sinh có được học bổng mong muốn và hỗ trợ tài chính nhanh nhất nhưng mất phí dịch vụ cao.
  • Lừa đảo qua việc làm: Lập trang web, địa chỉ, email giả mạo lừa sinh viên chuyển tiền hoặc lấy thông tin.
  • Lừa đảo về nhập cư: Yêu cầu sinh viên cung cấp thông tin nhập cư, sau đó đe dọa đuổi khỏi trường hoặc trục xuất khỏi Mỹ nếu không thanh toán theo yêu cầu.
  • Lừa đảo thuê nhà: Yêu cầu sinh viên trả tiền cọc thuê những ngôi “nhà ma” không có thật.
  • Lừa đảo mua hàng trên mạng: Yêu cầu chuyển cọc cho những món hàng giá rẻ, sách điện tử (nhằm giữ hàng) trên các trang thương mại điện tử mà chưa được xác thực thông tin.
  • Lừa đảo khoản vay, học phí: Mạo danh tổ chức cho vay hứa hẹn một cách trả học phí rẻ hơn hoặc chiết khấu các khoản thanh toán hàng tháng và yêu cầu đóng phí…
bao-cao-khi-thay-co-su-bat-thuong
Bất kỳ cuộc gọi, tin nhắn, email hoặc thư bất thường nào nhận được, bạn hãy báo cáo ngay.

Bảo vệ thông tin cá nhân của mình

Jonathan W. Tyner, phó giám đốc của International cho biết: “Đôi khi những kẻ lừa đảo đang sở hữu thông tin cá nhân của sinh viên – tên, số hộ chiếu, địa chỉ, ngày sinh – giúp hợp pháp hóa người gọi. Tuy nhiên, sinh viên vẫn nên cúp máy”.

Các bạn cần biết rằng, chính phủ Hoa Kỳ gửi thư qua thư đảm bảo và không yêu cầu thanh toán qua các hình thức quà tặng hay chuyển khoản ngân hàng mà không có xác thực thông tin.

Lời khuyên: Cách phòng vệ tốt nhất là hãy nhận biết và không cung cấp cho những người bạn không biết thông tin của mình.

Hãy báo cáo lại bất cứ điều gì đáng ngờ

Các chuyên gia cho biết bất kỳ cuộc gọi, tin nhắn, email hoặc thư bất thường nào nhận được phải được báo cáo cho văn phòng sinh viên quốc tế và cảnh sát khu học xá của trường.

  • Nếu bạn bị lừa đảo về tín dụng hoặc có nghi ngờ về thẻ tín dụng hãy liên hệ với ngân hàng hoặc trung tâm quốc tế trường.
  • Nếu bạn bị ăn cắp thông tin, danh tính, hãy liên hệ với ủy ban, thương mại Liên bang và làm theo hướng dẫn trên trang web của FTC, đồng thời nộp báo cáo cho sở cảnh sát địa phương.

Bạn có thể chia sẻ hành vi lừa đảo trên BBB.org/scamtracker với bao gồm nhiều thông tin nhất có thể để giúp cảnh báo những người khác.

hay-bao-mat-thong-tin-cua-ban
Hãy luôn cố gắng bảo mật thông tin khi đi du học Mỹ.

Như bạn thấy đấy, kẻ lừa đảo luôn cố gắng nhắm vào những “con mồi” còn “chân ướt chân ráo” mới đi du học Mỹ. Nếu bạn sợ hãi, run rẩy và làm theo hướng dẫn của chúng, bạn sẽ chính thức sập bẫy và mất đi một khoản tiền hoặc toàn bộ tiền của mình.

Vì vậy, nếu có bất kỳ nghi ngờ gì, đừng im lặng mà hãy liên hệ ngay với trường học của bạn nhờ giúp đỡ, cũng đừng vội vàng cung cấp thông tin danh tính.

Trên đây là những thông tin và lời khuyên để tránh bị lừa đảo khi đi du học Mỹ. Các bạn có thể tham khảo để lấy thêm kinh nghiệm khi đặt chân sang nước bạn.

Thông tin liên hệ

Công Ty Tư Vấn Giáo Dục Tài Minh – TaiminhEdu chuyên tư vấn du học, du lịch, định cư các nước: Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, Singapore, Anh,…

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẾN TỪ DU HỌC TÀI MINH

"Make memories and learn a new culture"

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

0905 668 169