Mục lục
Thẻ xanh Mỹ là ước mơ của hầu hết mọi người, bao gồm cả những sinh viên quốc tế đang du học tại Mỹ. Vậy du học sinh có thể xin thẻ xanh của Mỹ hay không? Cách lấy thẻ xanh Mỹ cho du học sinh sau tốt nghiệp là gì? Taiminhedu sẽ chia sẻ ngay cho bạn những thông tin cần thiết ở bài viết dưới đây.
Visa F1 của sinh viên có thể xin thẻ xanh Mỹ hay không?
Như các bạn đã biết, du học sinh quốc tế đều được cấp thị thực F1 có hiệu lực trong thời gian họ du học Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên buộc phải quay về nước chứ không được ở lại Mỹ dù là bất kỳ hình thức nào.
Bạn sẽ được yêu cầu về chứng minh tài chính, nộp sao kê ngân hàng, hợp đồng thuê nhà… những bằng chứng chứng tỏ ý định trở về sau khi hoàn tất du học của bạn.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ vẫn khuyến khích sinh viên nước ngoài, những người có trình độ học vấn cao có thể xin được thẻ xanh để ở lại Mỹ và tiếp tục làm việc. Dù quy trình gắt gao, kiểm duyệt chặt chẽ, nhưng visa du học Mỹ F1 vẫn có thể chuyển sang thẻ xanh theo một số cách khác.
Xem thêm: Du học Mỹ -Tất tần tật những điều cần biết về điều kiện, chi phí, học bổng
Cách lấy thẻ xanh Mỹ dành cho sinh viên quốc tế
Chứng minh khả năng học tập xuất chúng
Khi du học bậc cao đẳng, đại học, bạn đã có trong tay thị thực F1 và chứng tỏ mình là người có hiểu biết. Đây cũng là một điều kiện cần để bạn có thể nộp đơn xin thẻ xanh. Trong quá trình học, bạn hãy luôn cố gắng chứng minh mình là một người có thành tích học tập xuất chúng, đạt được thành tích cao. Chính phủ Mỹ có chính sách visa thị thực E-B1.
Đối tượng của thị thực EB-1:
Loại thị thực này dành cho các đối tượng sau: Giáo sư/nhà nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, điền kinh…
Yêu cầu của thị thực EB-1:
- Giành được giải Oscar, Pulitzer hay huy chương Olympic.
- Bằng chứng nhận được các giải thưởng quốc gia, quốc tế.
- Bằng chứng chứng minh bạn là thành viên của hiệp hội về lĩnh vực bạn theo đuổi và liên tục tiến bộ.
- Bằng chứng về các bài báo hoặc nghiên cứu đã được công nhận, xuất bản trên tạp chí hoặc các phương tiện truyền thông khác.
- Bằng chứng về việc bạn được quyền đánh giá công việc người khác với tư cách cá nhân hoặc trong một hội đồng…
- Và còn rất nhiều yêu cầu khác nữa.
Làm thế nào để xin thị thực EB-1:
Sinh viên cần tìm một công việc trong lĩnh vực chuyên môn, người thuê bạn sẽ tài trợ cho bạn bằng cách trả tiền bảo lãnh.
Lưu ý rằng: Chủ hoặc doanh nghiệp thuê bạn phải tuân theo luật lao động và thị thực.
Điều chỉnh sang thị thực có mục đích kép
Thị thực có mục đích kép chính là loại thị thực lao động không định cư như thị thực H-1B.
Sau khi tốt nghiệp, du học sinh có diện visa F1, vẫn có thể ở lại Mỹ tiếp tục làm việc trong vòng 12 tháng thông qua hai chương trình khác nhau:
Chương trình đào tạo thực hành: nhận việc từ chính trường bạn theo học, dạng như công việc trợ giảng hay nghiên cứu nếu bạn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Chương trình đào tạo thực hành tùy chọn: là việc nhận việc từ một nhà tuyển dụng trong lĩnh vực chuyên môn mà bạn theo đuổi, làm việc trong 12 tháng. Trong 12 tháng đó, nếu may mắn, bạn có thể được nhà tuyển dụng tài trợ để xin được thị thực H-1B.
Sau khi nhận được thị thực mục đích kép, sinh viên có thể nộp hồ sơ xin thẻ xanh. Đây là con đường mất nhiều thời gian nhưng lại dễ dàng có được tấm thẻ xanh của Mỹ hơn diện EB-1.
Trở thành người đầu tư, chủ doanh nghiệp ở Hoa Kỳ
Đây là cách áp dụng dành cho những sinh viên thuộc top giàu/siêu giàu. Nghĩa là bạn phải có trong tay số tiền từ 500 nghìn USD đến 1 triệu USD để đầu tư vào 1 doanh nghiệp và tạo ra 10 công việc lâu dài cho công dân Mỹ để nhận được thị thực EB-5.
Có 4 loại thị thực EB-5:
- Thị thực C-5: những nhà đầu tư tạo việc làm bên ngoài các khu vực mục tiêu.
- Thị thực T-5: dành cho nhà đầu tư tạo công việc ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao.
- Thị thực R-5: dành cho nhà đầu tư tham gia chương trình đầu tư không thuộc khu ưu tiên.
- Thi thực I-5: dành cho nhà đầu tư tham gia chương trình thí điểm nhà đầu tư trong 1 địa điểm, khu vực cụ thể.
Kết hôn với người mang quốc tịch Mỹ
Một trong những cách khác để lấy thẻ xanh ở Mỹ chính là kết hôn với người có quốc tịch Mỹ. Thông qua cách này, thẻ thị thực F-1 sẽ chuyển sang thị thực IR-1, thị thực vợ/chồng.
Con đường lấy thẻ xanh này không đơn giản như bạn nghĩ. Chính phủ Mỹ sẽ kiểm tra kỹ lý lịch của bạn, sau đó sẽ cấp cho bạn thị thực CR-1 có thời hạn trong vòng 2 năm. Nếu trong 2 năm này, bạn và chồng hoặc vợ bạn ly hôn, thì thị thực mất hiệu lực và bạn phải trở về nước. Sau 2 năm, bạn có thể chuyển visa thành dạng vĩnh viễn. Đây là cách lấy thẻ xanh Mỹ khá ổn cho sinh viên quốc tế. Nếu bạn mong muốn có được thẻ xanh thì đây là một trong những cách bạn có thể xem xét.
Như vậy là có bốn con đường xin thẻ xanh ở Mỹ dành cho du học sinh quốc tế. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn theo con đường nào? Dù là lựa chọn nào, bạn cũng nên xem xét kỹ điều kiện để có thể có được trong tay tấm thẻ xanh định cư Mỹ nhé. Trung tâm tư vấn du học Tài Minh sẽ luôn hỗ trợ và giải đáp bất cứ thắc mắc nào liên quan đến du học Mỹ, visa Mỹ. Đăng ký online ngay để được giải đáp nhanh nhất.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẾN TỪ DU HỌC TÀI MINH