Mục lục
Du học tại một quốc gia xa lạ luôn là một hành trình thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Nỗi nhớ nhà, cảm giác cô đơn, lạc lõng bủa vây tâm trí cũng những người con xa quê. Do vậy mà vấn đề trầm cảm khi đi du học có xu hướng tăng cao trong suốt nhiều năm qua. Để thoát khỏi được cơn khủng hoảng tâm lý này đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực của chính bạn. Thấu hiểu nỗi lo này, Du học Tài Minh xin gửi đến bạn những mẹo nhỏ sau để vượt qua chính mình, biến những nỗi buồn thành động lực phát triển, khai phá bản thân!
Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm khi đi du học
Mặc dù cơ chế gây nên nỗi lo “trầm cảm” vẫn chưa được lý giải, tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng đây là việc cơ thể có những rối loạn bất thường của quá trình dẫn truyền thần kinh. Bệnh trầm cảm thuộc về khía cạnh cảm xúc, tâm lý của mỗi người. Do vậy, sẽ có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này đối với mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ khi đi du học:
Vướng phải rào cản về ngôn ngữ, văn hoá
Trầm cảm là vấn đề tâm lý nhiều bạn trẻ gặp phải, đặc biệt là khi họ chưa quen với môi trường mới, gặp phải rào cản về ngôn ngữ, văn hoá. Việc phải giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh có thể sẽ khiến nhiều bạn bị ngợp trong thời gian đầu. Tình trạng không nghe hiểu hết toàn bộ những gì mọi người trao đổi sẽ dễ khiến bạn đơn độc, lạc lõng ngay trong chính cuộc trò chuyện.
Sự khác biệt về văn hóa và ẩm thực giữa các quốc gia cũng là yếu tố tạo nên trầm cảm khi đi du học. Nhiều du học sinh cảm thấy khá khó khăn để thích nghi với môi trường mới – nơi có những phong tục, tập quán hoàn toàn khác biệt Việt Nam. Điều này tạo ra khoảng cách lớn giữa các bạn học với nhau, khiến bạn tách biệt đám đông, luôn tìm kiếm lối sống đã quen thuộc ở quê nhà.
>> Xem thêm: Top 5+ Cách Hiệu Quả Để Vượt Qua Nỗi Nhớ Nhà Khi Đi Du Học
Chương trình học quá nặng cho du học sinh
Sự khác biệt về thói quen học tập, hệ thống giáo dục riêng biệt giữa các quốc gia sẽ khiến nhiều du học sinh cảm thấy choáng ngợp. Mỗi bạn du học sinh buộc phải theo kịp với khối lượng kiến thức khổng lồ từ chương trình học nặng nề ở mỗi bậc học. Để được đánh giá cao, các bạn học sinh, sinh viên phải chú trọng phát triển toàn diện kỹ năng, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
Đặc biệt, những bạn chưa thành thạo ngôn ngữ địa phương thường gặp khó khăn khi phải tiếp cận với hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành. Việc hiểu các bài giảng trên lớp, tiếp thu kiến thức sẽ khá chậm trong thời gian đầu. Đôi lúc, bạn buộc phải cố gắng gấp năm, gấp mười lần những học sinh, sinh viên bản địa khác để theo kịp chương trình học.
Hơn nữa, các trường top đầu tại Mỹ, Canada,… thường có các chương trình học hè khiến nhiều bạn bị trầm cảm khi đi du học. Khi cảm thấy không đủ sức để đáp ứng kỳ vọng học tập, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản. Việc tìm lại được sự cân bằng và tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình trở nên rất khó khăn.
Áp lực kinh tế đè nặng
Tài chính là một trong những vấn đề then chốt quyết định đến trải nghiệm của bạn trong suốt hành trình du học. Rời xa vòng tay bảo bọc của bố mẹ để đến miền đất mới, bạn buộc phải học cách quản lý, chi tiêu hợp lý. Điều này đặt ra thách thức làm thế nào để luôn đảm bảo có đủ kinh phí chi trả cho các khoản tiền cần thiết trong suốt quá trình du học.
Mặc dù đã có nhiều bạn trẻ cố gắng tích luỹ khoản tiền để trang trải cuộc sống du học, nhưng thực tế không phải lúc này cũng thuận lợi. Có rất nhiều du học sinh phải gánh trên vai mối lo về cơm áo gạo tiền, vừa học vừa làm nhằm duy trì cuộc sống.
Trước áp lực về chi phí sinh hoạt, học tập và những nhu cầu thiết yếu khác sẽ khiến nhiều bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức. Thậm chí, nhiều bạn trẻ quá lao tâm vào các công việc làm thêm đã gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Không hiếm trường hợp, ngay cả đối với các gia đình khá giả cũng có thể gặp khó khăn tài chính đột xuất như phá sản, nợ nần,… Điều này dẫn đến tâm lý của con cái trở nên bất ổn hơn, gây ra trầm cảm khi đi du học.
>> Tham khảo: Bỏ Túi 9 Mẹo Quản Lý Tài Chính Khi Du Học Hiệu Quả
Kỳ vọng của bản thân, gia đình, bạn bè về “mác” du học sinh
Kỳ vọng quá lớn từ chính bản thân, gia đình hay bạn bè cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng trầm cảm khi đi du học. Đặc biệt, tại Việt Nam, du học thường gắn liền với hình tượng những bạn trẻ tài năng, thành tích nổi bật, con đường sự nghiệp rộng mở. Không chỉ vậy, nhiều bố mẹ còn biến chúng trở thành biểu tượng của niềm tự hào gia tộc.
Các bạn trẻ đứng trước những kỳ vọng này thường luôn phải ép mình không ngừng nỗ lực, cố gắng hơn nữa. Họ buộc phải gặt hái được những thành tựu nhất định để cho gia đình tự hào. Hơn nữa, các bạn trẻ phải thể hiện bản thân mình là người có học thức, hiểu biết để xứng với “mác” du học sinh.
Ví dụ điển hình nhất, vào năm 2016, nghiên cứu sinh của trường Đại học Công nghệ hàng đầu trên thế giới đã bị trầm cảm chỉ vì thi trượt kỳ thi điều kiện. Sự hổ thẹn, có lỗi với gia đình, bạn bè đã khiến em trở nên tuyệt vọng, dần khép mình lại.
Bị phân biệt đối xử, bắt nạt
Khi sinh sống, học tập tại môi trường hoàn toàn mới, bạn sẽ dễ bị phân biệt đối xử, bắt nạt, thậm chí trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Với sự khác biệt về màu da, ngôn ngữ, sắc tộc,… sẽ khiến bạn dễ trở thành đối tượng bị cô lập. Cảm giác bị đánh giá và phân biệt sẽ khiến nhiều bạn trẻ bị rối loạn tâm lý.
Theo các chuyên gia tâm lý, tác động của phân biệt chủng tộc thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả vấn đề bạo lực học đường. Sự kỳ thị giữa các nhóm sắc tộc vẫn luôn tồn tại trong xã hội, từ người da đen, da màu đến người châu Á, châu Phi,… Du học sinh là đối tượng dễ trở thành nạn nhân của sự chế giễu, miệt thị, bắt nạt ngay tại các cơ sở giáo dục. Không chỉ vậy, họ có thể bị bắt nạt bởi chủ nhà, sinh viên bản địa hoặc thậm chí là những người đồng hương.
Các lý do phổ biến khác
Có thể thấy, trầm cảm khi đi du học có thể phát sinh từ những yếu tố từ đơn giản đến phức tạp. Những nỗi buồn dù nhỏ nếu tích tụ trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng tâm lý bất ổn. Dưới đây là một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm ở những bạn trẻ theo học tại các trường nước ngoài:
- Bị tổn thương tình cảm trong mối quan hệ yêu đương, bạn bè vì sự xa cách về mặt địa lý.
- Thiếu sự tự lập, luôn mong cầu vào sự che chở của gia đình, người thân. Khi bước vào môi trường hoàn toàn mới, sự lúng túng, lạc lõng của họ là điều không thể tránh khỏi.
- Thời tiết hoặc các yếu tố môi trường khắc nghiệt cũng dễ khiến tâm lý của du học sinh đi xuống. Ví dụ như sống trong thời tiết mùa đông lạnh giá, thiếu lượng ánh sáng mặt trời sẽ khiến bạn cảm giác chán nản, ủ rũ hơn.
- Bị tự ti khi thấy mình kém cỏi so với những người bạn cùng trang lứa hay những bạn du học sinh khác.
- Luôn có suy nghĩ tiêu cực, cực đoan, hay lo âu, suy nghĩ nhiều.
- Không quen với lối sống, cách cư xử của người dân bản địa nơi bạn lựa chọn du học.
Những biểu hiện đầu tiên của nỗi lo trầm cảm khi đi du học
Thông thường, những triệu chứng của căn bệnh tâm lý trầm cảm sẽ diễn ra một cách âm ỉ. Chúng rất dễ bị nhầm lẫn với trạng thái mệt mỏi, đuối sức bình thường với tâm lý dằn vặt, tuyệt vọng. Mức độ nặng nhẹ của trầm cảm sẽ biểu hiện rõ qua các diễn biến tâm lý của bạn khi gặp bất kỳ điều gì không như mong muốn. Cụ thể, bạn sẽ dễ gặp phải những vấn đề như:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, buồn chán và thiếu sức sống.
- Dần trở nên thu mình hơn, tránh xa các mối quan hệ xã hội, không còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá.
- Mất động lực để học tập, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc các thú vui thường ngày.
- Rất khó để tập trung, dễ dàng bị phân tâm bởi những suy nghĩ luôn nảy ra trong đầu.
- Luôn cảm thấy có tiếng nói xung quanh cứ bủa vây tâm trí bạn.
- Thường cảm thấy bối rối khi buộc phải ra quyết định.
- Trở nên rất nhạy cảm, dễ khóc, dễ yếu đuối và cũng dễ nổi giận đến mức không thể kiểm soát cảm xúc.
- Mất ngủ, ngủ chập chờn, rối loạn giấc ngủ.
- Chán ăn hoặc đột nhiên ăn uống không kiểm soát.
- Cảm thấy tự ti, vô dụng, bất tài.
- Liên tục suy nghĩ tiêu cực, bi quan trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Thậm chí, bạn có thể tìm cách tự làm đau bản thân, như bứt tóc, rạch tay hoặc tự vẫn.
Những hệ lụy đáng buồn của việc bị trầm cảm khi đi du học
Hầu hết các bạn du học sinh bị trầm cảm không muốn báo cho bất kỳ ai biết, kể cả gia đình, người thân. Họ không biết phải nhờ ai để giúp đỡ cũng như ngại đối mặt với chính căn bệnh của mình. Kết quả, họ buộc phải đối mặt với nỗi đau ấy một mình, tự tìm đến những hành vi tiêu cực để giải tỏa đi sự mệt mỏi trong tâm lý. Một số trường hợp, du học sinh sẽ sử dụng các chất kích thích, tự làm đau bản thân hay mua thuốc an thần liều cao để ngủ.
Có thể thấy, trầm cảm khi đi du học không chỉ phá tan đi những ước mơ, hoài bão lớn lao của người trẻ mà còn khiến họ trở bên bế tắc với cuộc đời. Những “nạn nhân” của nỗi đau tâm lý sẽ không còn niềm tin, không còn mục đích sống. Họ chỉ đang tìm cách tồn tại trong chính con đường mà họ đã chọn chứ không thực sự sống. Khi nỗi đau cứ dần dần lớn, họ sẽ có xu hướng tìm đến sự giải thoát cho chính tâm hồn và thể xác của họ.
Cách kiểm soát, vượt qua nỗi lo trầm cảm khi đi du học
Như đã đề cập, hầu hết các triệu chứng của trầm cảm ở du học sinh thường bị nhầm lẫn với các trạng thái đau buồn thông thường. Để sớm phát hiện những bất ổn về tâm lý, bạn cần thăm khám sức khỏe tâm lý định kỳ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe chính mình.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, bạn hãy luôn giữ bình tĩnh và trao đổi trực tiếp với chuyên gia. Họ sẽ giúp bạn tìm ra những biện pháp can thiệp thích hợp nhất. Ở mỗi quốc gia sẽ có phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau, phổ biến nhất là kết hợp cả uống thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.
Ngoài ra, để rút ngắn thời gian kiểm soát, vượt qua nỗi lo trầm cảm khi đi du học, bạn nên:
Dành nhiều thời gian cho bản thân, nghỉ ngơi
Một trong những cách hiệu quả nhất để đánh bại trầm cảm khi đi du học là dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn. Hãy luôn yêu chính bản thân mình để tránh rơi vào giây phút buồn tủi, cô đơn. Nếu bạn bị quá tải với khối lượng kiến thức phải học, hãy xem xét giảm bớt môn học trong các kỳ tới.
Nếu bạn gặp phải những căng thẳng, mệt mỏi từ công việc làm thêm hoặc các hoạt động ngoài giờ khác, hãy cân nhắc nghỉ bớt vài chỗ. Mặc dù thu nhập lúc nãy sẽ giảm nhưng bạn sẽ có khoảng thời gian “chất lượng” để dành cho bản thân. Chính việc giảm bớt áp lực, các đầu việc mệt nhọc sẽ giúp tâm hồn của bạn thư thả, nhẹ nhàng hơn.
Tìm cách giải tỏa cảm xúc an toàn
Việc tự mình giấu kín cảm xúc trong một khoảng thời gian quá dài sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi thấy quá áp lực hoặc căng thẳng, hãy cố gắng giải tỏa cảm xúc của mình từng chút một. Bạn hãy thử một số mẹo từ các chuyên gia tư vấn tâm lý để gỡ rối căn bệnh trầm cảm khi đi du học:
- Viết ra những suy nghĩ, cảm xúc sâu kín của bạn vào cuốn sổ hoặc điện thoại mà không cần phải chia sẻ với ai. Đây là cách hiệu quả giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, không còn quá căng thẳng như lúc đầu.
- Tự do sáng tạo với những nét vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy trắng cho phép bạn được thỏa sức bày tỏ cảm xúc một cách tự do. Mỗi bức tranh đều là những nỗi niềm sâu kín đã được bạn “gửi gắm” vào giấy.
- Thể dục hoặc tập vận động nhẹ quanh khu ký túc xá hoặc tại các sân thể thao ngay tại trường. Học sinh, sinh viên áp dụng cách này có thể nhanh chóng giải phóng toàn bộ năng lượng tiêu cực, cải thiện tâm trạng.
Những hành động đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả này sẽ giúp bạn gỡ bỏ gánh nặng tâm lý trong lòng mình. Hãy luôn nhớ rằng, biết cách tự chữa lành chính mình sẽ giúp xây dựng sự bình an trong tâm hồn của mỗi người.
Tìm đến sự giúp đỡ của mọi người
Trong trường hợp không thể tự vượt qua được vấn đề trầm cảm, hãy tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Đặc biệt, hãy tìm đến các nhà tâm lý học có chuyên môn cao để được hỗ trợ tận tâm nhất. Hiện tại, hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học đạt chuẩn chất lượng quốc tế đều có dịch vụ tư vấn tâm lý cho sinh viên quốc tế.
Những cách chăm sóc sức khỏe tinh thần khác để nhanh chóng vượt qua các cú sốc tâm lý:
- Thành thật với cảm xúc của chính mình: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong hành trình chữa lành tâm hồn bạn. Đừng cố chấp che giấu đi nỗi buồn, sự đau khổ của bạn bằng cách giả vờ hạnh phúc. Sự giả dối chỉ khiến bạn càng cảm thấy thêm mệt mỏi hơn.
- Đừng quá khắt khe với chính bản thân mình: Bạn không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cho mình, hãy học cách tha thứ cho bản thân. Nếu bạn cảm thấy mình đã làm điều gì sai trái với người khác, hãy mạnh dạn chia sẻ cảm xúc, nỗi lòng của mình cũng như nói xin lỗi nếu cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn là cầu nối hỗ trợ xây dựng lại mối quan hệ.
>> Xem thêm: Top 7+ Lý Do Chọn Du Học Tài Minh Khi Đi Du Học
Phòng tránh nguy cơ trầm cảm khi đi du học với vài mẹo nhỏ
Nhiều bạn trẻ thường tin rằng chỉ có những nỗi đau, căng thẳng trong thời gian dài mới gây ra các vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bước vào vùng đất mới, những nỗi lo mới sẽ xuất hiện, vấn đề tuy nhỏ vẫn có thể kéo theo hàng loạt vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Do vậy, hãy tìm hiểu trước các cách giảm thiểu rủi ro trầm cảm khi đi du học để có hành trình du học tuyệt vời nhất. Tham khảo ngay các mẹo sau:
- Học cách chăm sóc bản thân, tập nấu các món ăn cơ bản mang hương vị quê nhà hoặc theo sở thích của bạn.
- Khám phá kỹ nền văn hoá, ẩm thực của quốc gia bạn theo học ở các trang sách báo hoặc cựu du học sinh. Bạn có thể truy cập vào các hội nhóm trên Facebook, Instagram để hiểu rõ về vấn đề này.
- Đừng ngại kết nối, giao lưu với nhiều người bạn mới.
- Luôn tự xác định động lực cho sự cố gắng, nỗ lực của mình. Đồng thời bạn cần sống có kỷ luật để không bị lạc khỏi nguồn động lực chính ban đầu.
- Học cách nhìn nhận mọi điều trong cuộc sống một cách tích cực nhất. Hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp ở tương lai thay vì chỉ xoáy sâu vào khó khăn, đau khổ ở thời điểm hiện tại.
- Rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ khi chuẩn bị hành trang đi du học. Học thêm các từ vựng chuyên ngành để tránh bị “ngợp” ngay từ những ngày đầu bước vào giảng đường.
Tổng Kết
Trầm cảm khi đi du học là nỗi lo chung của nhiều bạn trẻ đang nung nấu nỗi niềm hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới. Có thể thấy, bạn sẽ rất dễ rơi tình trạng kiệt quệ về mặt tinh thần nếu không trang bị những kỹ năng xã hội cần thiết. Chúc mỗi bạn trẻ đều có thể vững tâm vượt qua những nỗi sợ, u uất, đau buồn trong tâm khảm của mình. Hãy nhớ rằng, Du học Tài Minh sẽ luôn hỗ trợ, đưa ra lời khuyên đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong suốt hành trình du học!
Thông Tin Liên Hệ
Hãy liên hệ với Tài Minh để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn để giúp bạn đạt được ước mơ du học của mình!
Địa chỉ Đà Nẵng: 254 Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng
Địa chỉ Hồ Chí Minh: The Galleria Building, tầng 5, số 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ Quảng Ngãi: 333 Trần Hưng Đạo, Tp.Quảng Ngãi
Email: info@taiminhedu.com
Hotline: 0905.668.169 – 0901.163.363 – 0903.522.146
Website: https://taiminhedu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/duhoctaiminh
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ ĐẾN TỪ DU HỌC TÀI MINH